VN EN
Hotline: (0252) 3810 801 - (0252) 3608 222
Giới thiệu nghệ thuật múa Chăm trên Tháp Pô Sah Inư
Ngày đăng: 13/01/2022 3778 lượt xem

Ảnh: Hoài Phương

Lễ hội Katê là một trong những lễ hội lớn nhất và vô cùng thiêng liêng đối với cộng đồng người Chăm. Lễ hội được tổ chức nhằm để tưởng nhớ đến các thế hệ tổ tiên, các vị thần linh gắn với tôn giáo của người Chăm Bàlamôn ở huyện Hàm Thuận Bắc và các địa phương trong tỉnh. Đây là thời gian mà mọi thành viên trong gia đình dân tộc Chăm gần gũi, gắn bó, đoàn kết, thương yêu nhau hơn trong cuộc sống, cũng như để vui chơi, giải trí sau một năm lao động vất vả.

Năm 2005, lễ hội Katê tại tháp Pô Sah Inư được Bảo tàng Bình Thuận nghiên cứu và phục dựng thành công với đầy đủ các quy trình về thời gian, không gian, nội dung và hình thức, đảm bảo các yêu cầu về văn hóa dân gian. Theo tập tục truyền thống ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch thì ngoài những lễ nghi tại địa phương để phục vụ lễ hội Katê, tại tháp Pô Sah Inư phải thực hiện thứ tự những công đoạn và các nghi lễ sau: Dựng rạp lễ, tống ôn, rước kiệu thần, mở cửa tháp, tắm tượng thần, mặc trang phục cho thần và cuối cùng là đại lễ. Trong những lễ nghi kể trên đều phải thực hiện mỗi mùa Katê đến. Về triết lý tôn giáo, cũng như tín ngưỡng dân gian của người Chăm với quan niệm thực hiện lễ tống ôn là để khai thông đất trời, sông suối từ biển lên nguồn, cầu cho gió êm biển lặng, mưa thuận gió hoà, người và vật nuôi sinh sôi nảy nở.

Lễ hội Katê còn là một không gian văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa Chăm. Đến với Lễ hội là không chỉ đến với đền tháp cổ kính, đại diện cho giá trị kiến trúc kỹ thuật và mĩ thuật bậc nhất của nền văn hóa Chăm mà còn đến với những giá trị văn hóa tiêu biểu như: đồ cúng tế, y phục, nhạc cụ, những bài thánh ca ngợi ca các vị vua hiền có công với nước với dân. Ngoài ra, Lễ hội là dịp để những ai tham dự có cơ hội thưởng thức một kho tàng nghệ thuật ca – múa – nhạc dân gian đầy độc đáo, cùng hòa vào những điệu múa duyên dáng của các cô gái Chăm xinh đẹp, được đắm chìm vào tiếng trống Ginăng, tiếng kèn Saranai, trống Paranưng, đàn Kanhi,… Và là cơ hội để du khách chiêm ngưỡng, thưởng lãm được sự đa dạng, phong phú của một trong những kho tàng văn hóa tiêu biểu của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
 
 

Ảnh: Hoài Phương

Thanh Thoa

16/12/2021
641 lượt xem
Ảnh đẹp
28/07/2022
2033 lượt xem
Trải dài dọc khắp đất nước Việt Nam có không ít các thời kỳ phát triển, một trong số đó thì vương quốc Chăm Pa cũng góp phần của mình trong thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất, đã để lại cho chúng ta rất nhiều kiến trúc cổ không chỉ mang ý nghĩa về nghệ thuật mà còn có giá trị cực kỳ vô giá mang tên di sản. Trong số những giá trị di sản ấy không thể không nhắc đến tháp Chăm Pô sha Inư.

Video - Clips

Liên kết Website