VN EN
Hotline: (0252) 3810 801 - (0252) 3608 222
Tiềm năng du lịch
Ngày đăng: 17/08/2021 1069 lượt xem
1. Thuận lợi phát triển du lịch Bình Thuận 
    Bình Thuận có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế, nhất là kinh tế biển, là cầu nối giữa các vùng kinh tế như Đông Nam Bộ - Tây nguyên - Nam Trung Bộ, nằm liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong những năm qua, nhờ có sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, đặc biệt là sự tham gia đóng góp của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, tỉnh Bình Thuận đã từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng và khai thác tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển. Đặc biệt, lĩnh vực du lịch đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh sẽ thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư để hiện thực hóa Quyết định số 1772/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né, tỉnh Bình Thuận đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
    Đặc biệt, điểm hấp dẫn để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh thuận lợi và thành công là khâu đột phá về hạ tầng giao thông đối ngoại như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Nha Trang đang dần hình thành, Cảng quốc tế Vĩnh Tân đã đi vào hoạt động, dự án sân bay Phan Thiết có nhiều tiến triển thuận lợi, các tuyến giao thông liên tỉnh, liên vùng tạo hành lang Đông - Tây kết nối Bình Thuận với các khu vực kinh tế Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đang được triển khai đầu tư.
 
 
 
2. Địa hình du lịch Bình Thuận thuận lợi, cơ sở hạ tầng mở rộng, hoàn thiện tạo điều kiện phát triển du lịch.
    Bình Thuận có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa các trung tâm du lịch lớn ở phía Nam như: thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa -Vũng Tàu, Nha Trang. Biển Phan Thiết tương đối nông, nhiều gió nên phù hợp với các loại hình thể thao biển mà người Châu Âu ưa thích. Lợi thế không chỉ ở biển mà còn ở sự tồn tại phong phú về danh lam thắng cảnh, di tích kiến trúc lịch sử và hệ thống văn hóa lễ hội cả dân gian lẫn hiện đại.
    Danh lam thắng cảnh ngoài khu du lịch Hàm Tiến Mũi Né, Đồi Dương Thương Chánh là những bãi tắm đã được nhiều người biết đến, đồi cát bay, Suối Tiên, Bàu Trắng, Bãi đá 7 màu, hải đăng Kê Gà, núi Tà Cú,… là nơi thu hút du khách, bởi lẽ mỗi địa danh này đều có nét độc đáo riêng. Bình Thuận hiện còn có những thắng cảnh khác trong đất liền như hồ Biển Lạc, suối Đá, Hồ Đa Mi, suối nước nóng Vĩnh Hảo, Bưng Thị…
    Là tỉnh cực Nam Trung Bộ, khí hậu ôn hòa, bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa, hải sản phong phú. Xác định du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, để thu hút du khách có chiều sâu, Bình Thuận đã bứt phá, phát huy lợi thế, xây dựng thương hiệu bằng việc tổ chức các sự kiện, tạo nên những sản phẩm du lịch mang dấu ấn riêng. Những năm gần đây, Bình Thuận đã có nhiều đổi mới trong công tác quảng bá du lịch, xây dựng hình ảnh điểm đến “An toàn, thân thiện, chất lượng”; nâng cấp hạ tầng cơ sở, dịch vụ, xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp. Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành du lịch - được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Thuận. Chính vì thế, tỉnh rất chú trọng đến việc đầu tư vào hạ tầng giao thông để rút ngắn khoảng thời gian đi lại của du khách khi đến với Bình Thuận. 
    Để thành điểm đến hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương. Từ nay đến năm 2020, Chính phủ sẽ đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng cho sân bay và tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết. Ngày 18/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mũi Né. Theo Quy hoạch, Mũi Né sẽ trở thành điểm đến hàng đầu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đến năm 2025. Để đáp ứng chiến lược này, Chính phủ sẽ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng Phan Thiết - Mũi Né. Trong đó, trước mắt Thủ tướng đã đồng ý điều chỉnh quy mô của sân bay Phan Thiết từ hơn 5.000 tỷ lên hơn 10.000 tỷ đồng. Biến sân bay này thành một trong 3 sân bay quy mô nhất miền Trung, chỉ sau sân bay Cam Ranh và Đà Nẵng. Khi sân bay đi vào hoạt động, khách du lịch phía Bắc đến với Phan Thiết chỉ mất 1,5 giờ thay vì phải bắt chuyến bay từ Hà Nội vào Tp.HCM, rồi mất thêm 3-4 giờ chạy xe xuống Phan Thiết - Mũi Né. Ngoài tăng vốn cho sân bay, tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết cũng được gấp rút triển khai. Tuyến cao tốc này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế là 120km/h, quy mô 6 làn xe, bề rộng nền đường 32,25m với tổng mức đầu tư của dự án khoảng 14.359 tỷ đồng.
    Đón đầu dòng vốn hạ tầng khổng lồ đổ vào Phan Thiết, trong năm 2019, hàng loạt các ông lớn địa ốc sẽ mở bán 18 dự án tại Phan Thiết - Mũi Né. Đi đầu tại Phan Thiết là dự án Nova Hill Villa của Novaland với quy mô hơn 30ha, có tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ. Khi hoàn thành sẽ cung ứng cho thị trường hơn 600 căn biệt thư 5 sao. Điều đáng chú ý đây là dự án nghỉ dưỡng đầu tay của Novaland, và Mũi Né là nơi mà đại gia địa ốc của Sài Gòn lựa chọn đặt chân đến. Sau Novaland, công ty Lộc Tú và VNG cũng gây sốt Phan Thiết - Mũi Né với dự án biệt thự biển Goldsand Hill Villa. Dự án biệt thự đồi hướng biển này có quy mô hơn 9ha, sở hữu đầy đủ các tiện ích nghỉ dưỡng và giải trí như hồ bơi, pool party, tuyến phố mua sắm, trung tâm thương mại trên đồi có hướng nhìn ra biển. Sau Goldsand Hill Villa, Nova Hill Villa, trong năm 2019, Phan Thiết sẽ đón thêm 18 dự án với tổng mức đầu tư gần 30.000 tỷ đồng. Đáng chú ý các dự án này chủ yếu đến từ các ông lớn lần đầu tiên đặt chân đến tìm cơ hội của Phan Thiết như: Công ty Nông thị Dubai Việt Nam, Hưng Lộc Phát, Hưng Thịnh, Toàn Thịnh Phát, FLC, TMS… với số vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để đánh thức tiềm năng bất động sản của thị trường nơi đây.
    Với vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách di chuyển không dài (2 – 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi cho việc di chuyển giữa các vùng. Trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch, thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư... Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư. Du lịch tỉnh đã và đang đạt mức độ phát triển nhanh cả về đầu tư cơ sở vật chất và lượng khách đến ngày càng được nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch, tập trung tại các khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tiến Thành – Hàm Thuận Nam,  một số đã đi vào hoạt động.

 

17/08/2021
2240 lượt xem
a. Các di tích lịch sử cấp quốc gia: có 24 di tích. - Quần thể tháp Chăm Pô Sah Inư: nằm trên đồi Bà Nài thuộc xã Phú Hải, là một trong những di tích văn hóa quý giá còn sót lại của vương quốc Chăm Pa được xây dựng cuối thế kỷ VIII đầu thế kỷ IX thờ thần Shiva và công chúa Pô Sah Inư. Hàng năm đông đảo người Chăm từ các vùng lân cận đến đây cầu nguyện. - Trường Dục Thanh: được xây dựng năm 1907, năm 1910 trên đường đi tìm đường cứu nước, thầy giáo Nguyễn Tất Thành (Chủ tịch Hồ Chí Minh) đã dừng chân dạy học tại đây. Di tích Dục Thanh đã được Bộ Văn hoá thông tin xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia vào năm 1986. Trong khu di tích trường Dục Thanh có bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Bình Thuận.
17/08/2021
1260 lượt xem
a. Tài nguyên biển : - Bãi biển Đồi dương Tiến Thành; Đồi Dương Thương Chánh: là bãi biển đẹp, nước biển trong xanh, bãi cát trắng mịn, thoải dần ra biển, là điểm du lịch đẹp thu hút nhiều khách tham quan. Hiện nay tại khu vực này đã xây dựng nhiều khu nghỉ dưỡng thu hút khá đông du khách. - Bãi biển Mũi Né - Hòn Rơm: là bãi tắm đẹp, là điểm du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước với các sản phẩm du lịch phong phú như: tắm biển, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, cắm trại dã ngoại, câu cá, trượt cát, ca nô, tham quan Suối Hồng, Suối Tiên, thưởng thức các món ăn hải sản tươi ngon,… - Khu vực Long Sơn - Suối Nước: vừa có núi, đồi, động cát và bãi biển, với quỹ đất phát triển du lịch lớn, dự kiến sẽ hình thành khu đô thị du lịch đặc trưng mang tầm cỡ quốc tế.
03/03/2016
2221 lượt xem
Đường dẫn tải file biểu tượng Logo Du lịch: /userfiles/files/LOGO DLBT.pdf Đường dẫn file quy định kích thước Logo: /userfiles/files/Quy cách Logo.pdf Đường dẫn file quy định mẫu sản phẩm sử dụng: I. Chuẩn hóa Logo:
03/03/2016
3000 lượt xem
Căn cứ vào Quyết định số 426/QĐ-SVHTTDL ngày 12/10/2015 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận kết quả biểu tượng (logo) du lịch Bình Thuận.

Video - Clips

Liên kết Website